Nhiều người có thói quen bồi bổ sức khỏe bằng yến sào, đặc biệt là sau mỗi lần ốm đau để nhanh hồi phục thể lực. Thế nhưng các tác dụng của yến sào có thần kỳ như lời đồn? Cách dùng yến sao thế nào mới mang lại nhiều lợi ích nhất?
Theo kinh nghiệm dân gian việc sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ… Bởi yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Vậy cụ thể tác dụng của yến sào đối với sức khỏe là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi toornhg hợp được trong bài viết sau!
1. Tác dụng của yến sào giúp da trẻ đẹp
Đây là một trong những lợi ích được biết đến nhiều nhất khi ăn yến sào. Nhờ công dụng yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, dưỡng ẩm, chống lão hóa, nhiều người đã tìm đến yến sào như một cách làm đẹp tự nhiên.
2. Hỗ trợ sức khỏe đôi mắt
Tổ yến có tác dụng gì? Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.
Trong số 20 loại axit amin được con người tìm kiếm, 18 loại axit amin được tìm thấy trong yến sào. Cơ thể con người cần 9 axit amin thiết yếu để phát triển và sửa chữa mô. Tác dụng của tổ yến được cho là có công dụng hỗ trợ sửa chữa mô giác mạc và duy trì chức năng thích hợp bằng cách tăng tái tạo tế bào.
3. Tác dụng của yến sào giúp cải thiện tiêu hóa
Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
4. Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh
5. Tăng cường hệ miễn dịch, có thể chống lại bệnh tật
Ăn yến có tác dụng gì? Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong yến sào cũng có khả năng cản trở virus cúm. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của yến sào có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên các thành phần chính xác thể hiện đặc tính chống ung thư trong yến sào vẫn chưa được phát hiện ở thời điểm hiện tại.
6. Tác dụng của yến sào ngăn ngừa tình trạng lão hóa
Ở các nước Đông Nam Á (đặc biệt là Trung Quốc), người ta thường ăn yến sào đều đặn trong thời gian dài với mục đích chính là ngăn ngừa lão hóa. Nhóm người này được báo cáo là ít đau ốm, hệ miễn dịch tốt, nhiều năng lượng, ngủ ngon, sắc mặt hồng hào và khả năng sinh sản tốt.
7. Tác dụng của yến sào: hỗ trợ điều trị bệnh
Yến sào có tác dụng gì? Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc được ghi chép trong quyển “shen non ben cao jing” (本草 经) từ năm 1695, yến sào có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong cuốn sách này, yến sào được nhắc đến là một món ăn lành tính, thuần khiết và nhẹ nhàng.
Nội dung cuốn sách cũng ghi chép về việc sử dụng yến sào để điều trị vấn đề sức khỏe cho các cơ quan nội tạng như phổi, tim và dạ dày. Ngoài ra, tổ yến còn được dùng làm thực phẩm có tác dụng giảm ho, giảm mệt mỏi… Người ta cũng khuyến cáo rằng có thể dùng tổ yến trong giai đoạn đầu của bất kỳ bệnh nào.
8. Tốt cho sức khỏe của xương
Nghiên cứu trên động vật cho thấy sức khỏe của xương cải thiện đáng kể sau khi tiêu thụ chiết xuất yến sào hàng ngày. Người ta cũng cho rằng chiết xuất của yến sào chứa các thành phần có hoạt tính có thể giảm thiểu sự xuất hiện của viêm khớp và góp phần tái tạo sụn. Vì vậy họ cũng quan tâm đến tiềm năng yến sào như một chất bổ sung điều trị cho bệnh xương khớp và sức khỏe của xương.
9. Có lợi cho sức khỏe não bộ, bảo vệ thần kinh
Một số bệnh như Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ đều có liên quan đến suy giảm nhận thức, nghiên cứu chỉ ra tác dụng chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa – là khi các gốc tự do các phân tử gây bệnh, làm hỏng các tế bào của cơ thể bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của chúng, có thể dẫn đến một loạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm các tác dụng của yến sào tới việc bảo vệ thần kinh và sức khỏe não bộ.
10. Tác dụng của yến sào: Hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao thúc đẩy quá trình oxy hóa và là một yếu tố nguy cơ chính góp phần gây ra các bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Tin tốt là theo ý kiến một số chuyên gia, việc dùng yến sào đúng cách có thể hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu trên chuột và ống nghiệm đã chứng minh rằng yến sào có thể bảo vệ mạch máu của những người mắc bệnh tiểu đường khỏi stress oxy hóa. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này, đặc biệt là ở người.
11. Tốt cho hệ hô hấp
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ yến sào cũng được biết là có công dụng phục hồi chức năng phổi, tốt cho các bệnh như bệnh lao, hen suyễn mãn tính. Những người bị ho khan có đờm (như ở những người nghiện thuốc lá nặng) có thể hưởng nhiều lợi ích từ việc tiêu thụ yến sào.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tiêu thụ yến sào thường xuyên tốt cho sức khỏe, từ đó có thể làm giảm nhu cầu chăm sóc y tế nói chung.
12. Các tác dụng khác của yến sào
Ngoài việc đem lại các lợi ích tuyệt vời cho các bệnh nhân lao, hen suyễn, y học cổ truyền Trung Quốc cũng cho rằng ăn yến sào còn đem lại tác dụng tốt cho những người gặp các vấn đề về dạ dày.
Nhiều ý kiến cho rằng ăn yến sào ăn có thể mang lại tác dụng cải thiện ham muốn tình dục, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường năng lượng và trao đổi chất, đồng thời kích thích tuần hoàn. Những đặc tính này đã được chứng minh trong các nghiên cứu ống nghiệm. Tuy nhiên, những phát hiện này cần phải được nghiên cứu nhiều hơn với bằng chứng bổ sung để chứng minh.